Kết quả Kính_thiên_văn_Chân_trời_sự_kiện

Một số kết quả quan trọng thu được từ 2006 đến 2019 được liệt kê ở dưới:[15][19]

  • Nếu hố đen Sagittarius A * và M87 không có chân trời sự kiện, trong quang phổ bức xạ phát ra từ bề mặt sẽ xuất hiện đỉnh nhọn ở các bước sóng hồng ngoại gần khi vật chất từ đĩa bồi tụ cuốn rơi vào bề mặt. Tuy nhiên, EHT đã không quan sát thấy hiện tượng này, có nghĩa rằng các hố đen tồn tại chân trời sự kiện, mà được định nghĩa cho biên giới của chúng.[8]
  • Các dữ liệu quan sát giúp hạn chế mô hình miêu tả lỗ đen Sagittarius A * và M87. Theo hai mô hình này, các vec tơ trục quay của chúng nghiêng tương đối so với hướng quan sát, và mép của đĩa bồi tụ nằm gần về phía Trái Đất hơn so với bề mặt của đĩa.
  • Thuyết tương đối rộng dự đoán trường hấp dẫn mạnh làm cho các vật ở gần lỗ đen trông như lớn hơn so với kích thước thật của chúng. Sau khi xem xét đến sự tán xạ bởi môi trường liên sao, cỡ ảnh từ bức xạ trong bước sóng milimét chụp được bởi các nhà thiên văn cho kích thước nhỏ hơn 30% so với giá trị lý thuyết. Một cách để giải thích hiện tượng này là bức xạ milimét phát ra từ đĩa bồi tụ, và hiệu ứng Doppler làm cho hình ảnh đĩa bồi tụ có dạng bất đối xứng xung quanh lỗ đen.[38][39][40]
  • Các nhà thiên văn quan sát thấy độ trắng của bức xạ phát ra từ Sagittarius A* thay đổi theo thời gian, nhưng kích thước của vùng phát xạ lại không thay đổi. Mặc dù họ vẫn chưa biết cơ chế cho hiện tượng này, dữ liệu EHT chỉ ra những sự thay đổi này liên quan đến vị trí vật chất trên đĩa bồi tụ nằm rất gần với chân trời sự kiện.
  • Bức xạ từ trung tâm M87 chỉ ra lỗ đen khổng lồ của nó quay rất nhanh, đồng thời dựa trên quan sát tia tương đối tính phóng ra tương đối xa, các nhà thiên văn đi đến kết luận cấu trúc và vận tốc của tia này do từ trường của đĩa bồi tụ gây ra.[13][41]
  • Ảnh chụp đầu tiên về vùng bóng tối bao quanh lỗ đen ở trung tâm thiên hà M87 đã được công bố vào ngày 10 tháng 4 năm 2019.[42][43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kính_thiên_văn_Chân_trời_sự_kiện http://www.perimeterinstitute.ca/conferences/eht-2... http://www.bbc.com/news/science-environment-352583... http://www.bbc.com/news/science-environment-389371... http://www.computerworld.com/article/2972251/space... http://blogs.futura-sciences.com/e-luminet/2015/01... http://www.natgeomedia.com/news/ngnews/56310 http://news.nationalgeographic.com/2017/04/black-h... http://blogs.nature.com/aviewfromthebridge/2017/03... http://www.nytimes.com/video/Science/1000000037251... http://w.astro.berkeley.edu/~wright/vlbi/CARMA_EHT...